Giới thiệu Bộ môn Chấn thương chỉnh hình - Phục hồi chức năng

Lịch sử phát triển

Theo TS. Bùi Văn Đức, thời kỳ Trường Đại học Y khoa Sài Gòn sau năm 1954 (khi Pháp còn chiếm đóng), phân môn Chấn thương chỉnh hình (CTCH) vẫn nằm trong bộ môn Ngoại tổng quát; mãi khoảng năm 1964 - 1965 mới tách thành bộ môn riêng do GS Trần Ngọc Ninh làm chủ nhiệm bộ môn. Từ năm 1974, GS. Hoàng Tiến Bảo phụ trách bộ môn. Năm 1976, PGS. Nguyễn Quang Long vào TP. Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm khoa CTCH Bệnh viện Chợ Rẫy, được GS Hiệu trưởng Trương Công Trung bổ nhiệm phó chủ nhiệm Bộ môn CTCH. Khoảng năm 1986, GS. Hoàng Tiến Bảo đi định cư tại Hoa Kỳ, PGS. Nguyễn Quang Long được bổ nhiệm làm chủ nhiệm bộ môn. Suốt cả thời gian dài kể trên, các cán bộ giảng dù Nam hay Bắc cùng nhau làm việc đoàn kết vui vẻ xây dựng bộ môn lớn mạnh.

Thời kỳ trước giải phóng miền Nam 1975 bộ môn phát triển mạnh các lĩnh vực sau đây: Các phẫu thuật về cột sống (gãy cột sống, lao cột sống, lệch vẹo cột sống sang bên…); Chỉnh hình nhi khoa đã phát triển riêng biệt.

Sau ngày miền Nam giải phóng, được sự giúp đỡ rất tích cực của Giám đốc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh - BS. Dương Quang Trung, Bộ môn CTCH từ bệnh viện Bình Dân chuyển về đường Trần Hưng Đạo thành lập Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình với khoảng 500 giường bệnh. Từ nay bộ môn CTCH phát huy hết khả năng chuyên môn. TT CTCH bao gồm:

  • Hai khoa cột sống A và B do hai bác sĩ được gởi đi tu nghiệp tại Pháp: Vũ Tam Tĩnh và Võ Văn Thành.
  • Một khoa chỉnh hình nhi chuyên biệt do bản thân giám đốc Võ Thành Thành Phụng phụ trách. Khoa Chỉnh hình Nhi có đủ điều kiện vật chất để điều trị các bệnh nhân nhi như tật khoèo chân bẩm sinh. Đặc biệt bệnh lý trật khớp háng bẩm sinh khi tôi ở Hà Nội gần như chỉ phát hiện một trường hợp duy nhất thì tại miền Nam bệnh lý trật khớp háng bẩm sinh lại khá phổ biến. Các bác sĩ khoa Chỉnh hình Nhi chỉ cần liên hệ với bệnh viện phụ sản Từ Dũ khám các trẻ mới sinh đã phát hiện không ít trường hợp trật khớp háng bẩm sinh.
  • Có một khoa gọi là bệnh lý cơ xương khớp, thực sự là khoa về các u xương, do BS Lê Chí Dũng được tu nghiệp tại Pháp về phụ trách.

Một số cán bộ trẻ của bộ môn làm việc tại khoa Chấn thương Chỉnh hình bệnh viện Chợ Rẫy dưới sự đào tạo trực tiếp từ bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức (Nguyễn Quang Long, Ngô Bảo Khang) tạo thêm một lực lượng y học Tôn Thất Tùng, theo phương hướng: Mọi nghiên cứu và ứng dụng khoa học phải được tiến hành đúng theo tinh thần khoa học; Phát huy “tự lực cánh sinh”, vượt mọi khó khăn tìm ra con đường y học của mình.

Bác sĩ Trịnh Xuân Lê vì tài học xuất sắc đạt nhiều học bổng liên tiếp tại Hoa kỳ. Cuối cùng anh đạt chứng chỉ tương đương bác sĩ y khoa Hoa Kỳ mới về tiếp tục làm việc tại bộ môn. Các bác sĩ trẻ khác được học tập và đào tạo tại trường đều đạt trình độ đáng khuyến khích, đa số trúng tuyển nghiên cứu sinh khoa học và đạt học vị Tiến sĩ y học: Lương Đình Lâm, Đỗ Phước Hùng, Nguyễn Anh Tuấn, Trương Quan Tuấn, Cao Thỉ, Nguyễn Vĩnh Thống, Trịnh Xuân Lê. Các cán bộ còn lại đạt học vị Thạc sĩ.

Thạc sĩ Trần Văn Bé Bảy may mắn có thời gian học nội trú dài gấp đôi, được học tập trực tiếp cả hai thầy Hoàng Tiến Bảo, Nguyễn Quang Long. Bước đầu anh làm giáo vụ bộ môn thay bác sĩ Dương Hoàng Anh xin đi định cư tại nước Úc và sau này được trường tín nhiệm chọn làm chủ nhiệm bộ môn từ năm 2000 khi GS Long nghỉ hưu./.

Sự hội ngộ nhân duyên

Năm 1991  Bộ môn Phục hồi chức năng  ĐHYD TPHCM  khủng hoảng về mặt nhân sự. Thầy Trần Lộc đến tuổi nghỉ hưu. Thầy Tân được điều chuyển sang công tác khác. Thầy Thắng chuyển sang công tác bệnh viện CTCH. Thầy Dũng bị bệnh khó chữa. Bộ môn chỉ còn lại 2 chị kỹ thuật viên. 

Đứng trước nguy cơ bị xóa sổ, nhận thức được vai trò không thể thiếu được của PHCN, GS Long quyết định nhận đảm trách luôn bộ môn PHCN. Như vậy CTCH và PHCN về chung một nhà. Bộ môn trở thành bộ môn CTCH và PHCN.
Điều kỳ lạ là sau này có dịp tìm hiểu mới thấy nhiều bộ môn PHCN trên thế giới bác sĩ CTCH tham gia công tác quản lí.

Từ tháng 08/2023, Bộ môn chính thức đổi tên từ Bộ môn Chấn thương chỉnh hình thành Bộ môn Chấn thương chỉnh hình và Phục hồi chức năng thuộc Khoa Y.

Sứ mạng

Sứ mạng của Bộ môn Chấn thương chỉnh hình - Phục hồi chức năng là đào tạo nguồn nhân lực y tế có trình độ Đại học và sau Đại học theo chuẩn năng lực trong các lĩnh vực chấn thương chỉnh hình và phục hồi chức năng; bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn sâu cho các cơ sở y tế theo yêu cầu, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thuộc chuyên ngành; kết hợp chặt chẽ, hiệu quả trong các hoạt động viện trường tại các cơ sở chuyên tại Việt Nam.

Trưởng bộ môn qua các thời kỳ

  • 1976 - 1986: GS.TS.BS. Hồng Tiến Bảo               
  • 1986 - 2002: GSTS.BS. Nguyễn Quang Long     
  • 2002 - 2006: ThS. Trần Văn Bé Bảy (Q. Trưởng Bộ môn)          
  • 2006 - 2015: ThS. Trần Văn Bé Bảy           
  • 2015  -  nay: PGS.TS.BS. Đỗ Phước Hùng    

Tập thể Bộ môn Chấn thương chỉnh hình - Phục hồi chức năng

Thành tích tập thể

2005 – 2006: Tập thể lao động xuất sắc
2006 – 2007: Tập thể lao động xuất sắc
2007 – 2008: Tập thể lao động xuất sắc
2008 – 2009: Tập thể lao động xuất sắc
2009 – 2010: Tập thể lao động xuất sắc
2010 – 2011: Tập thể lao động xuất sắc
2011 – 2012: Tập thể lao động xuất sắc
2012 – 2013: Tập thể lao động xuất sắc
2013 – 2014: Tập thể lao động xuất sắc
2014 – 2015: Tập thể lao động xuất sắc
2015 – 2016: Tập thể lao động xuất sắc
2016 – 2017: Tập thể lao động xuất sắc
2017 – 2018: Tập thể lao động xuất sắc
2018 – 2019: Tập thể lao động xuất sắc
2019 – 2020: Tập thể lao động xuất sắc
2020 – 2021: Tập thể lao động xuất sắc
2021 – 2022: Tập thể lao động xuất sắc
2022 – 2023: Tập thể lao động xuất sắc

Hoạt động hội nghề nghiệp

PGS.TS.BS. Cao Thỉ, PGS.TS.BS. Bùi Hồng Thiên Khanh tham gia vào Ban chấp hành Hội Chấn thương chỉnh hình Việt Nam và Liên chi hội Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, là các thành viên hoạt động tích cực

PGS.TS.BS. Đỗ Phước Hùng tham gia vào Ban chấp hành Hội Phục hồi chức năng Việt Nam và Liên chi hội Phục hồi chức năng TP.HCM.