Các chương trình đào tạo Bộ môn Thần kinh

Đào tạo đại học

  • Module Hệ Thần kinh và Hành vi (năm 3) : Bộ môn Thần Kinh tham gia quản lý module và cùng với các bộ môn Giải phẫu học, Sinh lý-Sinh lý bệnh-Miễn dịch, Dược lý, Hình ảnh học, Tâm thần giảng dạy lý thuyết và thực hành về Khoa học Thần kinh cơ bản cho chương trình đào tạo bác sĩ Y khoa.
  • Môn học Thần kinh học (năm 5): Bộ môn Thần kinh phụ trách giảng dạy Thần kinh học cho chương trình đào tạo bác sĩ Y khoa. Khóa học kéo dài 4 tuần đã mang lại kiến thức Thần kinh học cơ bản kèm năng lực khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý thần kinh thường gặp, cũng như mang lại niềm đam mê nghiên cứu về Thần kinh học cho sinh viên.

Đào tạo sau đại học

  • Bác sĩ CK1
  • Bác sĩ CK2
  • Bác sĩ nội trú
  • Cao học
  • Nghiên cứu sinh

Đào tạo Y khoa liên tục (CME)

  • Hội nghị khoa học kỹ thuật chuyên ngành thần kinh: Bộ môn đã cùng Khoa Y và TTĐTNLTNCXH tổ chức thành công các Hội nghị chuyên đề về đột quỵ, sa sút trí tuệ, động kinh, rối loạn vận động, bệnh thần kinh-cơ.
  • Lớp đào tạo chuyên sâu (3- 6 -12 tháng) về đột quỵ, sa sút trí tuệ, điện não, điện cơ
  • Chương trình DIU hợp tác với GS chuyên ngành Thần Kinh Pháp tổ chức vào tháng 11-12 hàng năm.
  • Các chương trình hội thảo, hội nghị thuộc Hội Thần kinh học Việt Nam, Liên chi Hội Thần kinh học TP.HCM, Hội Bệnh Parkinson và Rối loạn vận động Việt Nam, Hội bệnh Alzheimer và Rối loạn thần kinh nhận thức Việt Nam, Hội sinh lí thần kinh lâm sàng Việt Nam, Hội chống động kinh Việt Nam.