- Xác định các mục tiêu nghiên cứu theo từng năm hoặc từng giai đoạn nhằm có kế hoạch thực hiện tốt và sử dụng kết quả nghiên cứu cho phù hợp với nhu cầu thực tế về chuyên môn cũng như về giảng dạy, đào tạo.
- Tăng cường chất lượng nghiên cứu của giảng viên và học viên sau đại học.
- Lập kế hoạch áp dụng và sử dụng các kết quả nghiên cứu của giảng viên và học viện.
- Tăng cường chất lượng của các hội nghị khoa học do ĐHYD TP.HCM và Bộ môn Hóa sinh tổ chức.
Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học các năm:
- Số lượng đề tài trong năm học 2016-2017: Cấp cơ sở 33, đăng báo Tạp chí Y học 24.
- Số lượng đề tài trong năm học 2017-2018: Cấp cơ sở 36, đăng báo Tạp chí Y học 23.
- Số lượng đề tài trong năm học 2018-2019: Cấp cơ sở 16, đăng báo Tạp chí Y học 13, đăng báo nước ngoài 2.
- Số lượng đề tài trong năm học 2019-2020: Cấp cơ sở 10 đề tài, đăng báo Tạp chí Y học 17 bài.
- Số lượng đề tài trong năm học 2020-2021: Cấp cơ sở 6 đề tài, đăng báo Tạp chí Y học 10 bài, đăng báo nước ngoài 2 bài.
- Số lượng đề tài trong năm học 2021-2022: Cấp cơ sở 5 đề tài, đăng báo Tạp chí Y học 10 bài.
- Số lượng đề tài trong năm học 2022-2023: Cấp cơ sở 10 đề tài, đăng báo Tạp chí Y học 1 bài, đăng báo Tại chí Y học Việt Nam 10 bài, đăng báo nước ngoài 1 bài.
- Tham gia Sáng kiến - Cải tiến kỹ thuật cấp cơ sở năm 2021: Có 4 sáng kiến được công nhận trong Quyết định số 1467/ QĐ-ĐHYD ngày 01 tháng 09 năm 2021
- Chủ đề chính của các đề tài đã thực hiện: Phát hiện sớm bệnh trong cộng đồng (ví dụ: sỏi thận, tim mạch…). Áp dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong chẩn đoán bệnh.
- Hướng nghiên cứu sắp tới: Ứng dụng các kỹ thuật sinh học phân tử trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý di truyền, ung thư và chẩn đoán trước sinh một số bệnh di truyền.